Chào mừng đến với bản ballad của Bruno Fernandes, người từng trải qua nửa đầu năm 2021 với tư cách ứng viên cho danh hiệu Quả bóng Vàng, một thủ lĩnh đội bóng, một tấm gương về những tiêu chuẩn trong phòng thay đồ Man Utd. Một năm về trước, khi Man Utd còn dẫn đầu Premier League, Fernandes là cầu thủ hay nhất xứ sương mù; với nguồn khoáng sản bàn thắng và kiến tạo được khai thác ào ạt, người “luôn đòi hỏi cao” từ tất cả các đồng đội xung quanh, là người thắp nên sự sống và lẽ sống trong cái bong bóng mang tên Solskjaer.
Tua nhanh đến những ngày cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Fernandes không ra sân trong chiến thắng đậm nhất của Man Utd dưới thời Ralf Rangnick trước Burnley, do lĩnh án treo giò (vì hành vi ăn vạ trong trận gặp Newcastle). Cùng lúc đó, một luồng phản ứng mới bùng lên từ dư luận, một làn sóng digital của chủ nghĩa Xét lại (Revisionism). Gấp gáp như một nhát roi, Fernandes giờ bị xem là một thứ gì đó khác hoàn toàn: một kẻ hay càu nhàu, một kẻ chỉ nhăm nhe kiếm pen, một mảnh ghép rời rạc trong chiến thuật, và thậm chí là cả một ung nhọt trong phòng thay đồ, sẵn sàng bị cắt phế bởi bàn tay sắt không sợ hãi từ Ralf.
>>> Vào ngay để không bỏ lỡ: Bản tin bóng đá mới nhất <<<
Đấy vẫn là một quá trình quen thuộc với Man Utd hiện tại, một bộ máy thể thao với đầy rẫy bóng ma và nỗi sợ hãi bao trùm bởi chính cái bóng của nó, không khác gì tiểu thuyết Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông (Murder On the Orient Express) ngoài đời thực, nơi mà cuối cùng mọi cá nhân đều có tội, mọi cá nhân đều nhúng tay vào tội ác và tất cả phải trả giá. Fernandes rồi sẽ sống sót. Anh vẫn là cầu thủ tấn công hiệu quả nhất của Man Utd. Nhưng cả quá trình này thì lại có phần tàn nhẫn, man dại và tàn phá một cách vô nghĩa.
Gary Neville trong vai trò chuyên gia trên sóng truyền hình Sky Sports ở trận đấu với Newcastle là người đã châm ngòi cho làn sóng “những kẻ hay càu nhàu”. Neville là một KOL có sức hút mãnh liệt trước ống kính và rõ ràng có bản lĩnh. Nhưng câu thoại hài hước kia lại đến từ một cựu danh thủ đã từng có một sự nghiệp thành công mà vốn dĩ cũng được trợ lực bởi sự… càu nhàu. 15 năm tung hoành trên sân cỏ, Neville chưa khi nào không phàn nàn, càu nhàu, hạnh họe,… chúng trở thành một phần trong giai điệu vinh quang của kỷ nguyên Fergie ở Man Utd.
Cho đến khi trải qua chuỗi phong độ kém cỏi gần đây, “kẻ hay càu nhàu” Fernandes vẫn còn được xem là một khối tài sản vô giá của Man Utd. Anh không chấp nhận sự tầm thường, người luôn làm việc điên cuồng như một con quỷ và luôn đòi hỏi những gì tốt nhất. Vậy thì rốt cuộc, điều gì đã thay đổi?
Vấn đề hiển nhiên nằm ở chiến thuật. Dưới thời Ole Gunnar Solskjaer, kế hoạch rất đơn giản. Về cơ bản, cứ đưa quả bóng cho Bruno. Công việc của anh là chơi tự do giữa hai tuyến của đối thủ, với trước mặt là ba động cơ luôn sẵn sàng di chuyển, từ đó sẵn sàng tung ra những đường chuyền rủi ro tức thì về phía trước, hoặc tự mình dứt điểm. Bruno là điểm cần đạt đến cho mọi pha lên bóng tấn công, người giữ nhiệm vụ đơn giản là tạo ra tiếng búa gõ vào kim hỏa.
Giờ, có ba điều đã thay đổi và làm gián đoạn tất cả. Đầu tiên, bộ sậu của Solskjaer đã giải tán, một phần được thôi thúc bởi tương lai ảm đạm của chính lối chơi tuyến tính này. Thứ hai, sự xuất hiện của Cristiano Ronaldo, vốn đã khiến tất cả thay đổi, không chỉ về mặt chiến thuật mà còn cả yếu tố văn hóa. Nếu là một người Bồ, lại còn là một cầu thủ giữ vai trò sáng tạo luôn khát khao cầu tiến, bạn sẽ luôn vỗ ngực dõng dạc tuyên bố muốn được sát cánh cùng Ronaldo. Nhưng đời không như mơ, ít nhất đến giai đoạn này, nó trở thành cơn ác mộng. Một sự hiện diện đồng thời như vậy là quá nặng nề, trọng lực quá mạnh. Một rừng thì không thể có hai hổ. Và đội bóng ấy giờ đây không còn mang mác Bruno.
Thứ ba chính là bản phác thảo riêng biệt của Ralf Rangnick, mang tên 4-2-2-2, nơi Fernandes bị đẩy sang bên trái của “khối vuông” tấn công, một vai trò khác ắt sẽ có những rãnh sâu. Dù anh vẫn làm được việc. Một Bruno phiên bản tệ vẫn đóng góp nhiều ở Champions League, cũng như tạo ra 44 cơ hội từ các tình huống bóng sống, nhiều hơn bất kỳ cầu thủ nào khác tại Premier League.
Vấn đề quan trọng là giờ đây dòng chảy mang tính phổ quát đang bao phủ lấy Fernandes. Man Utd có một danh sách dài những đối tượng mất tính kết nối với nhau – Ronaldo, Harry Maguire, một bầy ong, Donny Van De Beek, chủ nghĩa lãng mạn cam chịu, ba lát cắt pho mát – tất cả lúc nào cũng có thể trở nên lạc nhịp. Và vì bóng đá là một show truyền hình, thế nên nó cần có những nhân vật phản diện, nên những ngón tay công kích sẽ dễ dàng chỉ vào cầu thủ tấn công đang gây thất vọng, mà người đó ắt hẳn không phải mang tên Cristiano.
>>> Click xem thêm: Tham gia Fun88 casino 2021 <<<
Ngay cả những tiểu tiết cũng được soi rọi. Fernandes trông giống một kẻ hay cau nhàu. Đến cả “ngôn ngữ cơ thể” của anh cũng trở thành một chi tiết gây phiền. Fernandes trông như một người bực bội trước chuyện phải xếp hàng rồng rắn chờ đợi tới lượt mình được phục vụ. Anh trông như một đầu bếp bánh ngọt cao cấp khôi hài. Anh trông như một chú kangaroo hoạt hình đầy tội nghiệp lạc lõng giữa thành phố lớn, chỉ muốn kiếm tìm một người bạn.
Nhưng Fernandes đáng nhận được sự tôn trọng hơn. Chàng trai gầy gò này đến từ nước ngoài, anh trở về nhà cứ sau mỗi trận đấu và ngồi xem lại nó trọn vẹn, ghi chép lại những số liệu thống kê về bản thân và là bản hợp đồng thành công nhất của Man Utd kể từ ngày Ferguson giải nghệ. Chính giai đoạn thăng hoa của Bruno là một trong những điểm tường minh, rõ ràng nhất phản ánh một Man Utd gần như biết cách để trở thành một thực thể tiến hóa hơn, chịu ly biệt với quá khứ, với chuyến tàu, với ngôi nhà ma ám.
Và, Fernandes cũng vẫn rất giỏi trong cả những thời kỳ đen tối, khi đám đông không xuất hiện trên khán đài, khi mọi thứ lẽ ra chỉ ở trạng thái mất trật tự, khi cơn đói khát và sự càu nhàu của anh đã thật sự lấp đầy những hố sáng. Bruno Fernandes có những điểm yếu, nhưng anh rõ ràng nên là một phần của giải pháp, chứ không phải ngược lại.
Theo Facebook 1st Football Magazine – Baller